Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2010

Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

3. Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
3.1. Khái niệm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất Lực lượng sản xuất là toàn bộ những năng lực sản xuất của một xã hội nhất định ở một thời kỳ nhất định. Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Nghĩa là trong quá trình thực hiện sự sản xuất xã hội, con người chinh phục giới tự nhiên bằng tổng hợp các sức mạnh hiện thực của mình. Sức mạnh đó được chủ nghĩa duy vật lịch sử khái quát trong khái niệm lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất nói lên năng lực thực tế của con người trong quá trình sản xuất. Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động và tư liệu sản xuất. Tư liệu sản xuất bao gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong tư liệu lao động có công cụ lao động hệ thống bình chứa và kết cấu hạ tầng. Người lao động là người tham gia vào quá trình sản xuất. Do đặc trưng sinh học – xã hội riêng có của mình, con người trong nền sản xuất xã hộicó sức mạnh và kỹ năng lao động hần kinh cơ bắp. Hơn nữa, lao động của con người ngày càng trở thành lao động có trí tuệ và lao động tí tuệ. Hàm lượng trí tuệ trong lao động, đặc biệt trong điều kiện của khoa học, công nghệ hiện nay đã làm cho con người trở thành một nguồn lực đặt biệt, cơ bản và vô tận của sản xuất. 2

Cùng với sự phát triển của sản xuất, khoa học ngày càng có vai trò quan trọng trong sản xuất. Khoa học đã phát triển đến mức trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn. Khoa học và công nghệ hiện đại chính là đặc điểm thời đại của sản xuất và do vậy nó hoàn toàn có thể được coi là cái đặc trưng cho lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Sở dĩ quá trình sản xuất xã hội có thể diễn ra một cách bình thường, chính là mối quan hệ giữa con người với con người tồn tại thống nhất với mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Mối quan hệgiữa con người với tự nhiên được xây dựng trong và thông qua những quan hệ khác nhau giữa người với người, tức quan hệ sản xuất. Những quan hệ này tuân theo những quy luật tất yếu, khách quan của sự vận động của đời sống xã hội. Quan hệ sản xuất thể hiện trên ba mặt: sở hữu đối với tư liệu sản xuất; quan hệ trong tổ chức quản lý sản xuất; các quan hệ trong phân phối sản phẩm. Với tính cách là những quan hệ kinh tế khách quan, quan hệ sản xuất là những quan hệ mang tính vật chất, là hình thức xã hội của lực lượng sản xuất. Ba mặt quan hệ luôn gắn bó với nhau, tạo thành một hệ thống mang tính ổn định của lực lượng sản xuất và là cơ sở sâu xa của đời sống tinh thần xã hội. Ba mặt đó gắn bó với nhau, tạo thành một hệ thống mang tính ổn định tương đối so với lực lượng sản xuất. Trong các quan hệ trên thì quan hệ sở hữu luôn đóng vai trò quyết định. Vì nó quy định địa vị của từng tập đoàn trong hệ thống sản xuất. Theo đó, ai nắm tư liệu sản xuất, người đó quy định cách thức trao đổi hoạt động, tổ chức quản lý và phương thức phân phối sản phẩm. Các quan hệ về mặt tổ chức quản lý, có khả năng quyết định một cách trực tiếp quy mô, tốc độ, hiệu quảvà xu hướng của mỗi nền sản xuất. Các quan hệ phân phối là “chất xúc tác” của quá trình kinh tế – xã hội.
PTSX có hai mặt là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
PTSX
LLSX QHSX -(SỞ HỮU TLSX,TỔ CHỨC SX ,PHÂN PHỐI )
-NLĐ
-TLSX
+ ĐTLĐ( CÁI CÓ SẲN ,NG.LIỆU)
+ TLLĐ ( CCLĐ , HTBC ,KKHT)
3.2. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Trình độ của lực lượng sản xuất nói lên khả năng con người, thông qua việc sử dụng công cụ lao động, thực hiện quá trình cải biến giới tự nhiên. Trình độ lực lượng sản xuất thể hiện trình độ của công cụ lao động; trình độ tổ chức lao động xã hội; trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất; kinh nghiệm và kỷ năng lao động; trình độ phân công lao động. Tính chất của lực lượng sản xuất là xét ở góc độ tính chất cá nhân tư nhân hay xã hội. Khi lực lượng sản xuất được thực hiện với những công 3

cụ ở trình độ thủ công thì lực lượng sản xuất thể hiện tính chất cá nhân. Khi sản xuất đạt tới trình độ cơ khí hoá thì lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội hoá. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một trạng thái mà ở đó các yếu tố cấu thành của quan hệ sản xuất tạo ra sự thuận lợi cho lực lượng sản xuất phát triển. Trạng thái mâu thuẫn xuất hiện khi lực lượng sản xuất chuyển sang một trình độ mới với tính chất xã hội hoá ngày càng cao; trong khi quan hệ sản xuất trở thành xiềng xích của lực lượng sản xuất. Điều đó đòi hỏi phải xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới phù hợp; đưa đến sự diệt vong của phương thức sản xuất lỗi thời và sự ra đời của phương thức sản xuất mới. Mác nói, những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những lực lượng sản xuất. Do có được những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình, và do thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình, loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội. Tóm lại: - Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất trên các mặt:
+ Hình thức của quan hệ sản xuất.
+ Sự biến đổi của quan hệ sản xuất.
- Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất: theo hai hướng:
+ Quan hệ sản xuất thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển khi quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. + Quan hệ sản xuất kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển khi quan hệ sản xuất không phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét